Hotline: 0966 491 490 - Email: sale.antago@gmail.com

So sánh in chuyển nhiệt và in lụa : Công nghệ nào in bền hơn

Hiện nay, in chuyển nhiệt và in lụa được dùng để in hình lên áo, hầu hết các cơ sở in ấn đều ứng dụng hai phương pháp này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi so sánh in chuyển nhiệt và in lụa, tìm hiểu ưu và nhược điểm của 2 công nghệ in này để xem loại hình in nào tốt hơn nhé. 

So sánh in chuyển nhiệt và in lụa

Trong số rất nhiều các công nghệ in ấn hiện đại khác nhau, lý do vì sao 2 kiểu in này lại phổ biến đến vậy? Hãy cùng chúng tôi so sánh in chuyển nhiệt và in lụa để tìm được câu trả lời.

1. Ưu nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt là gì?

Đây là phương pháp in kỹ thuật số, hình ảnh và nội dung được in trước lên giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng bằng mực in chuyển nhiệt. Tiếp theo là sử dụng máy ép chuyển nhiệt để ép bản in đó lên bề mặt vật liệu cần in như: gạch men, vải cotton, áo thun, móc khóa, ốp điện thoại… Vậy in chuyển nhiệt trên áo phông có tốt không?

so-sanh-in-chuyen-nhiet-va-in-lua

Ưu và nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt?

Ưu điểm:

– Chi phí in chuyển nhiệt thấp hơn, giá nguyên vật liệu tương đối rẻ mà công nghệ in này thực hiện khá đơn giản phù hợp với các hộ gia đình, xưởng may, xí nghiệp.

– Có thể in ấn màu sắc đa dạng, chi tiết phức tạp, độ nét cao, không bị vỡ hình, không bong tróc. Toàn bộ quá trình in được thực hiện một cách chặt chẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm.

– Công nghệ in chuyển nhiệt tương đối đơn giản, chi phí thấp bởi giá thành nguyên liệu đầu vào không quá cao, thích hợp cho những hộ kinh doanh nhỏ, xí nghiệp hoặc xưởng may.

– Khâu chuẩn bị không quá rườm rà, số lượng nhân công vận hành ít nhưng vẫn đảm bảo chất lượng in của công nghệ chuyển nhiệt, độ bền màu cao mà hình ảnh vẫn sắc nét.

– Với đặc tính riêng biệt, dễ sử dụng mà công nghệ in chuyển nhiệt được áp dụng rất phổ biến với in áo thun, in tranh kính, in cốc…

Nhược điểm:

Công nghệ in chuyển nhiệt chỉ áp dụng đối với những sản phẩm như vải cotton sáng màu, áo thun sáng màu, hoặc trên các loại phôi chuyển nhiệt mà bề mặt phẳng như móc khóa, gạch men, pha lê, phôi ốp lưng… 

2. Ưu nhược điểm của công nghệ in lụa

In lụa là gì?

In lụa là kỹ thuật in ấn và cái tên in lụa là do thợ in đặt, xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa. Cho đến khi bản in lụa được thay bằng sợi hóa học hoặc chất liệu vải bông, lưới kim loại nên còn được gọi là in lưới. Nguyên lý hoạt động của in lụa có thể được hiểu một cách đơn giản đó là hình in được làm trên khung lưới chuyên dụng, với mỗi màu in sẽ được in bằng các bảng khác nhau và được in theo thứ tự. 

Ưu nhược điểm của phương pháp in lụa

Ưu điểm:

– In lụa được in ấn trên nhiều loại vải khác nhau, màu sắc cũng khác nhau, đặc biệt phần hình ảnh in lên không hề bị lệch màu bởi màu nền của vải hay của áo.

– Đầu tư trang thiết bị máy móc ban đầu không quá cao

– Phương pháp in lụa thường được áp dụng với số lượng lớn, thời gian in nhanh nên phù hợp với các xưởng may, xí nghiệp có quy mô lớn

– Không mất quá nhiều thời gian và công sức bởi thao tác thực hiện phương pháp in lụa tương đối đơn giản. Điều này giúp doanh nghiệp, xưởng may mặc tiết kiệm được thời gian và chi phí nhân lực.

Nhược điểm:

– Chất lượng hình ảnh in ấn không rõ nét, những hình ảnh có độ phức tạo cao khó thực hiện, hình ảnh không đạt chuẩn sắc nét. Đây là nhược điểm dễ nhận thấy trong phương pháp in lụa, do vậy mà phương pháp này chỉ thực hiện với những sản phẩm quần áo thiết kế thời vụ, quần áo thời vụ mà có độ bền khoảng 3-4 tháng.

– Khâu chuẩn bị in ấn mất rất nhiều thời gian bởi phương pháp in lụa phải trải qua rất nhiều khâu. Chính vì thế mà khi công nghệ chuyển nhiệt xuất hiện thì nhiều doanh nghiệp không còn quan tâm đến phương pháp này nữa.

Ở Việt Nam, in chuyển nhiệt và in lụa là hai phương pháp được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ sở in ấn. Mỗi một phương pháp đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, do vậy mà tùy sở thích và chi phí mà bạn hãy chọn phương pháp phù hợp.