Hotline: 0966 491 490 - Email: sale.antago@gmail.com

Sơ cứu đúng cách khi bị gãy xương do té ngã

Gãy xương là tai nạn thường xuyên xảy ra, nhất là đối với độ tuổi trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Nếu không được xử lí và sơ cứu kịp thời đúng cách rất có thể để lại nhiều di chứng suốt đời. Thậm chí là tàn phế. Nếu biết cách xử lí đúng cách có thể hạn chế đến 70% di chứng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã. Hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết nhé!

Mục Lục

  • 1 Hiểu rõ các trường hợp bị gãy xương để định hướng sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã
  • 2 Các bước ban đầu sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã
  • 3 Hướng dẫn cách sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã – Gãy xương tay
  • 4 Hướng dẫn các sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã – Gãy xương chân

Hiểu rõ các trường hợp bị gãy xương để định hướng sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã

Gãy xương là tình trạng tác động lực từ bên ngoài gây ra tình trạng khớp xương rời khỏi vị trí cũ. Gãy xương có thể chia làm 3 loại: gãy xương kín, gãy xương hở, và gãy xương lún.

Gãy xương kín là khi gãy xương phần da bên ngoài nơi gãy không bị tổn thương. Gãy xương hở là phần da bên ngoài khu vực bị gãy tổn thương do xương bị gãy đâm ra. Gãy xương lún là hai xương va vào nhau do xương bị gãy bị ép và ngắn lại. Trường hợp này thường xảy ra đối với gãy xương cột sống.

Các triệu chứng chuẩn đoán gãy xương: sưng, đau, bầm tím, phần bị thương mất chức năng hoạt động, phần xương nhô ra ngoài, lúc va đập nghe thấy tiếng rắc do xương bị gãy phát ra…,Ngay sau khi phát hiện cần đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu ban đầu kịp thời.

Các bước ban đầu sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã

Khi nghi ngờ đối tượng bị gãy xương bạn cần gọi cho trung tâm y tế để nhận được sự giúp đỡ đúng cách nhất. Trong khi đó, ngay sau khi có nghi ngờ bệnh nhân bị gãy xương hãy đặt bệnh nhân nằm xuống. Sau đó đặt lên vùng bị thương một miếng băng gạt hay đá lạnh để làm giảm đau tức thì. Vì đá lạnh có thể làm ức chế các tế bào thần kinh bên dưới da. Đừng cố rửa sạch vết thương hay vặn lại xương trở lại vị trí ban đầu.

Nếu bạn không thể nhìn thấy vị trí xương bị gãy, đừng để cho bệnh nhân di chuyển. Hãy cố tìm kiếm vùng xương bị gãy, bạn có thể dùng kéo cắt bỏ vải ở khu vực bị tổn thương. Hãy thực hiện nhẹ nhàng hết mức có thể, tránh gấy đau đớn cho bệnh nhân.

Hướng dẫn cách sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã – Gãy xương tay

Bị gãy xương cánh tay: Khi xác định là bị gãy xương ở cánh tay bạn. Bạn để cánh tay của nạn nhân vào sát thân người. Cẳng tay vuông góc với cánh tay. Sau đó dùng 2 nẹp cố định. Một nẹp từ hốc nách đến vị trí khủy tay, nẹp hai từ ngoài bả vai đến quá khớp khủy tay. Sau đó dùng dây bản rộng cố định nẹp ở trên và dưới vị trí bị gãy xương.  Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay trước ngực, để vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng bản rộng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã

Bị gãy xương ở cẳng tay: Để cẳng tay vào sát thân mình, vuông góc với cánh tay, bàn tay ngửa. Dùng 2 nẹp, một nẹp trong từ lòng bàn tay đến khủy tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến khủy. Dùng dây bản rộng cố định ở trên và dưới ổ gãy. Dùng khăn đỡ tay treo trước ngực.

sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã

Gãy xương cẳng tay

Hướng dẫn các sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã – Gãy xương chân

Gãy xương ở cẳng chân: Đặt nạn nhân nằm thẳng, duỗi chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp cố định, một nẹp ngoài từ gờ cuối cùng của xương chậu đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp. Dùng dây bản to cố định chân bị gãy vào chân còn lại, vòng dây cách đầu gối từ 3 – 5cm. Buộc trên và dưới ổ gãy, dây số 8 ở cổ chân để cố định  bàn chân vuông góc với cẳng chân. Vị trí buộc cần chắc chắn nhưng phâỉ đảm bảo lưu thông máu.

sơ cứu đúng cách khi bị gãy xương do té ngã
                                        Sơ cứu gãy xương cẳng chân

Gãy xương đùi: Đặt nạn nhân nằm thẳng trên mặt đất, chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp cố định. Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn trong đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp. Mọi thao tác buộc giống như gãy xương cẳng chân. Không cần cố định hai chân vào nhau.

sơ cứu đúng cách khi bị gãy xương do té ngã

Bảo hộ lao động Antago Việt Nam hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm được cách sơ cứu đúng khi bị gãy xương do té ngã. Antago là đơn vị sản xuất đồ bảo hộ lao động kinh nghiệm 8 năm uy tín với mặt hàng chủ đạo là quần áo bảo hộ lao động, giày bảo hộ, bình cứu hỏa… rất hân hạnh được đồng hành cùng người lao động.